Mật độ xây dựng nhà ở là gì? Cách tính mật độ xây dựng
Nội Dung Bài Viết
Mật độ xây dựng nhà ở là gì?
Mật độ xây dựng nhà ở là tỷ lệ phần trăm diện tích công trình xây dựng trên đất (không bao gồm các khu vực trang trí, sân vườn, công trình thể thao,…) trên tổng diện tích đất nhà ở.
Khái niệm về mật độ xây dựng
Theo quy chuẩn xây dựng do Bộ Xây Dựng ban hành, sẽ có 2 loại mật độ xây dựng nhà ở như sau:
– Mật độ xây dựng thuần: có nghĩa là tỷ lệ diện tích chiếm đất của công trình trên diện tích lô đất (không gồm diện tích ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi đỗ xe, sân thể thao, công trình hạ tầng kỹ thuật).
– Mật độ xây dựng gộp: là tỷ lệ diện tích chiếm đất của ngôi nhà trên diện tích tổng toàn khu đất (bao gồm không gian mở, sân, đường, các khu cây xanh và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
Cách tính mật độ xây dựng
Cách tích mật độ xây dựng nhà ở như sau:
Đối với công trình nhà ở riêng lẻ như: nhà phố, nhà cấp 4, nhà vườn, …
Ta có bảng tính sau đây:
Diện tích lô đất (m²/căn nhà) | ≤50 | 75 | 100 | 200 | 300 | 500 | ≥1000 |
Mật độ xây dựng tối đa | 100 | 90 | 80 | 70 | 60 | 50 | 40 |
Giả sử lô đất bạn dùng để xây nhà có diên tích 90m2, bạn có quyền xây dựng toàn bộ 100% diện tích.
Công thức tính: Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình xây dựng (m²) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m²) x 100%
Ví dụ:
– Diện tích đất nền của bạn là 10 x 20m = 200m2
– Phần đất bạn dùng xây nhà: 10 x 13m = 130m2
– Phần đất bạn dành làm sân trước: 10 x 5m = 50m2
– Phần đất bạn dùng làm sân sau: 10 x 2m = 20m2
Áp dụng công thức tính ta có: 130m2/200m2 x 100% = 65%. Bạn được phép xây dựng căn nhà như dự kiến.
Quy định khi xây dựng nhà ở nông thôn
Công thức tính mật độ xây dựng nhà ở nông thôn hay thành thị đều tuân theo công thức trên. Ngoài ra, có sự giới hạn về số tầng xây dựng tương ứng với mỗi địa phương.
Quy định về số tầng tối đa được phép xây dựng: Tùy vào mỗi khu vực sẽ có quy định về số tầng xây dựng khác nhau. Do diện tích quy hoạch đất đai lớn nên nhà nông thôn không có quá nhiều quy định.
- Đối với chiều rộng lộ giới từ 20m trở lên: có thể xây dựng tối đa 5 tầng.
- Đối với chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m: số tầng tối đa là 4 tầng.
- Đối với chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m: có thể xây dựng 4 tầng.
- Trường hợp chiều dài lộ giới dưới 6m: chỉ được phép xây 3 tầng.
Quy định khi xây nhà ở thành thị
Quy định về mật độ xây dựng nhà ở thành thị rất nghiêm ngặt.
Quy định về độ vươn ban công và ô văng khi xây dựng nhà phố.
- Chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m: độ vươn tối đa là 0,9m
- Chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m: độ vươn tối đa là 1,2m
- Chiều dài lộ giới từ 20m trở lên: độ vươn tối đa là 1,4m
Các quy định khác khi xây nhà phố
- Đối với nhà có hẻm: sẽ không được xây sân thượng ở trên cùng
- Khi xây dựng nhà có những con đường có lộ giới dưới 7m: chỉ được phép xây dựng trệt, lửng, 2 tầng và sân thượng.
- Những con đường nhỏ hơn 20m: được xây trệt, lửng, 2 tầng, xây dựng.
- Đối với con đường lớn hơn 20m: được xây lên 4 tầng cùng với trệt, lửng và sân thượng.
- Những trục thương mại: số tầng tối đa là 5 tầng.
Với bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về mật độ xây dựng nhà ở. Để có thể tránh được những sai phạm khi xây nhà không đáng có. Nếu nhà xây dựng trái quy định của Bộ xây dựng, bạn có thể sẽ phải tháo dỡ toàn bộ và phải xây lại từ đầu. Điều đó sẽ gây tốn kém cho bạn rất nhiều.