Chia sẻ những cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả
Nội Dung Bài Viết
Trần nhà là bộ phận bảo vệ ngôi nhà. Giúp cho ngôi nhà thêm kiên cố và tăng tính thẩm mỹ hơn. Vì là nơi tiếp xúc với thời tiết thường xuyên. Vậy nên trần nhà sau một thời gian sử dụng, chịu nhiều tác động từ thời tiết môi trường bên ngoài. Nên trần nhà xuất hiện tình trạng bị nứt vỡ, gây thấm dột. Đây như là lời cảnh báo về công trình của bạn đang cần được kiểm tra, bảo trì. Nếu trần nhà của bạn gặp phải tình trạng nứt gây thấm dột. Bạn cần tìm cách chống thấm ngay tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ công trình. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cùng tham khảo bài viết nhé
Chia sẻ những cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả
Tùy vào mức độ thấm dột của trần nhà ra sao mà sẽ có cách chống thấm phù hợp. Bạn cần tính toán, xem xét, xác định nguyên nhân và mức độ thấm dột để áp dụng phương pháp phù hợp nhất
- Trần nhà bị thấm từ mái nhà: Bạn cần phải trám bít lại những vết nứt ở trên máng xối. Có thể sử dụng xi măng và cát, chất chống thấm tráng lên bề mặt, độ dày khoảng 1cm. Nếu vị trí nứt quá lớn. Bạn hãy sử dụng tấm tôn mỏng lấp kín những vết nứt. Hoặc thay thế loại máng xối cạn bằng loại máng xối sâu hơn. Đục 1 lỗ thoát nước trên trần mái
- Trần nhà thấm dột ở mức vừa phải: Nếu chỉ mới thấm dột thì bạn sẽ thấy xuất hiện những vết chân chim, loang lổ, ố vàng trên tường. Bạn có thể khắc phục chống thấm bằng sơn chống thấm chuyên dụng
- Trần nhà bị thấm dột ở mức nghiêm trọng: Bạn sẽ thấy nước nhiễu thành giọt xuống nhà. Bạn cần loại bỏ hết phần trần bị thấm đi. Rồi sau đó phủ 1 lớp lưới sợi thủy tinh chống thấm và keo chống thấm lên
Bên cạnh đó bạn cũng có thể chống thấm bằng những cách dưới đây:
Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường
Vật liệu này chắc hẳn ai cũng biết. Nhựa đường có dạng lỏng hoặc bán rắn, độ nhớt cao. Thành phần chính của nó chủ yếu bitum. Bên cạnh khả năng dùng để làm đường thì nhựa đường còn có thể được sử dụng để chống thấm cho các công trình vô cùng hiệu quả.
Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường như sau:
– Trước khi chống thấm bạn cần vệ sinh bề mặt trần nhà thật sạch. Loại sạch hết mọi tạp chất, bụi bẩn, đất cát
– Sau khi bề mặt đã sạch sẽ, không thoáng thì quét lớp primer có gốc nhựa đường lên bề mặt chờ khô
– Khi bề mặt đã khô thì rải nhựa đường lên. Trong trường hợp bạn dùng tấm dán nhựa đường, bạn cần dán thật thẳng hàng, phẳng, không để lại các nếp uốn. Những vạt liền kề phải dán chồng nhau 10cm. Phần cuối thì dán chồng 15cm
– Đối với những vị trí giao với tường thì bạn cần dán lên tường cao hơn 15cm. Việc này để tránh làm nước đọng lại ở những vị trí này
Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm
Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm cũng là một trong các cách chống thấm rất nhiều công trình áp dụng hiện nay. Loại màng chống thấm này là dạng tấm chống thấm. Bên trên được phủ 1 lớp HDPE mỏng. Lớp nhựa này có thể chịu được nhiệt độ cao. Vậy nên rất nhiều người thường sử dụng HDPE cho những ống dẫn, cấp thoát nước để hạn chế tình trạng rò rỉ. Và không bị những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như kiềm, axit, muối,… Bề mặt còn lại của màng là lớp vỏ bảo vệ silicon
Cách chống thấm bằng loại màng này vô cùng đơn giản:
– Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công
– Khi chắc chắn bề mặt cần được chống thống khô thoáng, sạch sẽ, không còn bụi bẩn thì bóc lớp vỏ silicon ra. Dán trực tiếp màng vào bề mặt trần nhà
– Sau đó sử dụng con lăn ép từ giữa màng ra 2 bên mép để làm phẳng bề mặt
– Loại vật liệu chống thấm này có cách sử dụng vô cùng dễ dàng. Tuyệt đối an toàn cho con người và thân thiện với môi trường
Chống thấm bằng màng khò nóng
Màng khò nóng cũng tương tự như màng tự dính. Nhưng loại này cần phải gia nhiệt thì màng chống thấm mới bám dính chặt vào bề mặt. Loại màng này có độ dẻo tốt, thành phần giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc. Có khả năng chống được tia UV, chịu nhiệt tốt và độ chống thấm cực cao. Với tính ứng dụng cao bạn có thể sử dụng màng khò nóng để chống thấm cho khe tường tiếp giáp, trần nhà, sân thượng, bể chứa nước, hồ bơi, nhà vệ sinh,…
Tuy nhiên, loại màng này có quy trình thi công phức tạp hơn so với màng tự dính. Cần phải có kỹ thuật gia nhiệt để làm chảy màng tạo bề mặt kết dính. Cách chống thấm trần nhà bằng màng khò như sau:
– Trước tiên bạn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt
– Khi bề mặt khô, sạch sẽ hoàn toàn thì bạn hãy sử dụng máy khò để khò nóng bề mặt bên dưới của màng khò
– Dán nhanh vào bề mặt trần nhà cần chống thấm
– Dùng con lăn cán để làm phẳng bề mặt
Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này bạn cần phải thao tác nhanh chóng, cẩn thận, gia nhiệt đều tay. Tránh khò quá nóng sẽ làm thủng màng hay nhiệt không đủ thì độ bám dính sẽ không chắc chắn
Cách chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Hiện nay thị trường có rất nhiều loại keo chống thấm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo trước từng loại để lựa chọn được vật liệu phù hợp. Loại keo này bạn có thể thi công được bằng chổi, cọ, bình phun đều được. Có độ phủ bền bỉ, kết dính tốt, có thể lấp kín được những vết nứt. Có thể sử dụng được cho kết cấu cũ lẫn mới. Không mùi, không chứa dung môi và không bị dính tay
– Để thi công phương pháp này thì trước tiên bạn cũng cần vệ sinh bề mặt
– Quét hoặc phun keo lên bề mặt cần chống thấm. Bạn có thể phun 2 lớp để mang đến hiệu quả tối đa
– Khi bề mặt khô thì bạn có thể sơn phủ màu để đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho không gian
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những cách chống thấm trần nhà đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay. Quý khách có thể lựa chọn cách phù hợp để áp dụng vào công trình của mình
Hoặc nếu có nhu cầu tìm kiếm đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để xử lý dứt điểm tình trạng này giúp bạn. Hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ nhé.